Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012


Nghệ thuật ra quyết định

Trong những trường hợp đó, để tránh đưa ra một quyết định chủ quan, nóng vội và sai lầm, các bạn cần chú ý đến bốn bước sau:

1. Hiểu vấn đề cần quyết định: Bạn phải quyết định điều gì? Vấn đề nào có thể gây ra sự rắc rối thì bạn nên tập trung giải quyết nó.

2. Nhận định các giải pháp: Những lựa chọn của bạn là gì? Bạn chắc chắn mình giải quyết được vấn đề? Bạn có thể tham khảo ý kiến từ người khác như bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người bạn thấy tin tưởng; lắng nghe những ý kiến đó và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.

3. Đưa ra các lý lẽ tán thành hay phản đối sau khi đã cân nhắc, đánh giá, so sánh, tham khảo ý kiến người khác, đồng thời xác định hậu quả và kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn.

4. Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất và thực hiện theo giải pháp đó.

Việc tuân theo bốn bước này trước khi đưa ra quyết định sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện cũng như thu thập được những thông tin, ý kiến hữu ích giúp ta hiểu ra vấn đề trước khi quyết định.

Thật ra, để đưa ra một quyết định tốt không phải là điều dễ dàng. Khá nhiều học sinh cấp ba băn khoăn trước vấn đề chọn ngành nào, trường đại học nào. Đây là một trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của mỗi con người, nhưng khá nhiều bạn đã chọn lầm để rồi sau đó phải hối tiếc.

Bạn Phương Anh, sinh viên trường đại học Y, đã phải bỏ học giữa chừng khi nhận ra mình không phù hợp với ngành này sau hai năm theo học. Bạn đã quyết định một việc hệ trọng nhưng lại không dựa trên sở thích, năng lực của bản thân mà lại phụ thuộc vào nguyện vọng của cha mẹ. Khi nhận ra mình quyết định sai thì bạn đã lãng phí mất hai năm và tốn khá nhiều tiền của. Nhưng Phương Anh đã quyết tâm bắt đầu lại để làm theo sở thích của mình: Bỏ trường Y để theo đuổi ngành dịch thuật trước sự chống đối rất quyết liệt từ phía gia đình.

Khi ra quyết định, bạn phải lường trước những gì xảy ra sau đó, thậm chí bạn phải chấp nhận cả sự mạo hiểm, rủi ro. Một quyết định tốt nhưng thực hiện tồi hoặc ngược lại sẽ gây hậu quả rất lớn cho bản thân và xã hội. Một quyết định sai chúng ta có thể sửa chữa, nhưng nó để lại rất nhiều hệ lụy, lãng phí và nhiều vấn đề khác nảy sinh.

Trong thực tế, có những tình huống buộc chúng ta phải quyết định “trong chốc lát”, lúc này bạn cần có bản lĩnh cũng như năng lực đưa ra quyết định. Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách bạn tự chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của mình. Đó cũng chính là tính cách cơ bản cần phải có của người trưởng thành. Ra quyết định không chỉ là sự khẳng định mà còn là điều cơ bản để thể hiện trí tuệ, ý chí của chính mình trong cuộc sống.

Mục tiêu cuộc đời luôn ở phía trước, nhưng để đạt được mục tiêu đó, bạn phải có những

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét